Khó chịu, đau bụng dưới khi mang thai là vì sao?
Đau bụng dưới, khó chịu khi mang thai không chỉ khiến các mẹ lo lắng cho sức khỏe của thai nhi mà các ông bố cũng lo lắng cho sức khỏe của vợ và sự phát triển của thai.
Sau đây, bác sĩ phụ khoa chia sẽ những nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai để các bạn hiểu rõ nhất và đi thăm khám bác sĩ kịp thời.
Khó chịu, đau bụng dưới khi mang thai là vì sao?
Những trường hợp khó chịu, đau bụng khi mang thai là bình thường
Đầy bụng, khó tiêu: thay đổi hormon khi mang thai là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình tiêu hóa và áp lực tử cung cản trở một phần nào hoạt động của dạ dày khiến mẹ bầu dễ bị khó tiêu, đầy hơi.
Táo bón: điều này cũng có thể là do các hormon mang thai thay đổi làm chậm hệ thống tiêu hóa gây nên tình trạng đau bụng, khó chịu, táo bón ở các mẹ.
Đau dây chằng: khi thai nhi ngày càng lớn thì thường xuất hiện các cơn đau một hoặc cả hai bên vùng bụng dưới, các mẹ cũng không nên lo lắng nhiều vì đó là do các dây chằng ở cổ tử cung căng ra và mở rộng để giúp tử cung phát triển.
Đau chuyển dạ: thường xuất hiện vào cuối thai kỳ, khi này tử cung bắt đầu siết chặt và co thắt kèm theo cảm giác đau lưng dưới thường xuyên hơn. Các mẹ cần đi thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu chuyển dạ sớm nhé!
Đau bụng khi mang thai là những trường hợp bất thường
Nhiễm trùng đường tiểu: nhiễm trùng đường tiểu khiến chị em đau nhức vùng bụng dưới, đi tiểu thường xuyên, nước tiểu có mùi. Nếu thấy đau lưng, ớn lạnh thì nhiễm trùng đường tiểu có thể lan đến thận.
Mang thai ngoài tử cung: trứng được thụ tinh và phát triển bên ngoài tử cung nếu không được khắc phục sớm sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của thai phụ. Do đó, nếu cảm thấy đau lâm râm vùng bụng dưới, chảy máu âm đạo, đau khi đi tiêu ... thì nên đến cơ sở chuyên sản khoa ngay lập tức.
Dọa sảy thai, sảy thai: thường dễ xảy ra nhất là trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, dọa sẩy thai thường đi kèm với các biểu hiện như đau bụng dưới, đau quặn thắt lưng, chảy máu âm đạo kéo dài, tình trạng này không được khắc phục thì nguy cơ sảy thai là rất cao.
Bạn có thắc mắc hãy chia sẽ để được giải đáp chính xác.

Sinh non: thường đặc trưng bởi các cơn co thắt tử cung và cổ tử cung giãn ra, nếu ở trong giai đoạn gần cuối thai kỳ nhận thấy dịch tiết âm đạo bất thường, đau bụng, đau lưng dưới, tăng áp lực xương chậu, chuột rút ... nếu có triệu chứng bất thường nào thì cần khám bác sĩ ngay.
Nhau bong thai: là tình trạng thai nhi sớm tách ra khỏi thành tử cung, hiện tượng này thường gây ra hiện tượng co thắt vùng bụng, chuột rút, xuất huyết đột ngột ... cần gọi bác sĩ ngay.
Tiền sản giật: một số triệu chứng của tiền sản giật là đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, đau đầu ... tiền sản giật là nguyên nhân của nhiều tai biến như sinh non, thai chết lưu rất nguy hiểm.
Bác sĩ khuyên rằng
Đau bụng khi mang thai, đặc biệt là đau bụng khi mang thai ba tháng đầu thai kỳ là biểu hiện rất nguy hiểm các mẹ nên chú ý.
Khi nhận thấy các biểu hiện bất thường các mẹ nên đi thăm khám bác sĩ để được kiểm tra kịp thời và tư vấn cụ thể.
Nên tuân thủ theo đúng lịch khám sản khoa định kỳ để theo sõi sự phát triển của thai nhi và có phương hướng giải quyết kịp thời.
Trên đây là những chia sẽ của các bác sĩ sản khoa tại phòng khám đa khoa Hồng Phúc về tình trạng đau bụng dưới khi mang thai, nếu các mẹ có những vấn đề gì thắc mắc có thể liên hệ để khắc phục kịp thời. Hotline tư vấn miễn phí 0251 882 0088 - Zalo 0785 720 270.

Hoặc đến trực tiếp địa chỉ 203A, đường Phạm Văn Thuận, phường Tân Tiến, Biên Hòa, Đồng Nai để được chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt nhất.